Thuyết minh về khu di tích Kim Liên, Nam Đàn - Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • 28/03/2020
  • |
  • 1421 lượt xem

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” Thay lời muốn nói tới vùng đất địa linh nhân kiệt với núi Hồng sông Lam của dải đất miền Trung đầy nắng và gió. Mảnh đất ấy đã sinh ra vị lãnh tụ mà trong tiềm thức mỗi người con đất Việt đều không bao giờ quên, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh.

CHỦ ĐỀ: KHU DI TÍCH KIM LIÊN Bài thuyết minh về khu di tích Kim Liên gồm 4 phần:
- Khái quát về Nghệ An, Nam Đàn và Kim Liên.
- Thăm cụm di tích Hoàng Trù (Quê ngoại).
- Thăm làng Sen (Quê nội).
- Thăm phần mộ cụ Hoàng Thị Loan (thân mẫu chủ tịch HCM).

Kính thưa các bác, các anh chị! Hiện tại thì xe của đoàn ta đang về với tỉnh Nghệ An. Câu ca:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Thay lời muốn nói tới vùng đất địa linh nhân kiệt với núi Hồng sông Lam của dải đất miền Trung đầy nắng và gió. Mảnh đất ấy đã sinh ra vị lãnh tụ mà trong tiềm thức mỗi người con đất Việt đều không bao giờ quên, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh. Sẽ thật là thiếu sót nếu trong chuyến hành trình du lịch về với các tỉnh miền Trung của du khách (DK) thiếu đi quê hương của Người.

Nằm tại vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp với nước CHDCND Lào, có chung biên giới với ba tỉnh: Xiêng Khoảng, Bolikham xay và Hủa phăn, phía Đông giáp với biển Đông bao la. Nghệ An mang theo mình những khó khăn của thời tiết khí hậu, song cũng vì thế mà tạo nên vẻ đẹp của những con người cần cù chịu khó, truyền thống hiếu học,..

Nối đôi bờ sông Lam hiền hòa là cây cầu Bến Thủy huyền thoại với khu di tích. Lịch sử Bến Thủy đánh dấu sự mở đầu phong trào XVNT. Hiện nay còn lưu giữ nhiều di tích như cồn khô, tượng đài Liên minh công nông tại ngã ba Bến Thủy.

Trên đường vào Nam ra Bắc, qua phà Bến Thủy, nhìn về phía Tây, có một dãy núi nhỏ, đó là núi Quyết ngút ngàn thông reo. Nơi đây vào ngày 1/10/1788 Hoàng đế Quang Trung đã chọn để xây dựng kế đô. Nhân dịp kỉ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô đền thờ vua Quang Trung đã được khởi công xây dựng. Tại đây còn có bút tích của chủ tịch HCM ca ngợi công lao của vị vua Quang Trung, năm xưa đã chỉ đạo đội quân hùng mạnh vượt núi, băng rừng, thần tốc tiến vào Thăng Long đánh thắng quân Thanh xâm lược.
Nghệ An còn có di tích cây thị với niên đại gần 670 năm tuổi nằm trên đất của gia tộc họ Lê, xã Nghi Lộc, đã được Hội thiên nhiên và bảo vệ môi trường Việt nam gắn biển: “Cây di sản Việt Nam”. Dù trải qua những biến động thăng trầm của thời gian nhưng cây thị gắn liền với truyền thuyết nơi đóng quân của vị vua áo vải năm nào, nay vẫn vươn mình với thời gian.

Xứ Nghệ còn được biết đến là quê hương của phong trào XVNT những năm 30 của thế kỉ XX. Đến với xã Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, DK có thể ghé thăm tượng đài XVNT. DK sẽ được sống lại những ngày lịch sử hào hùng năm xưa của dân tộc để hiểu hơn vê con người và mảnh đất đã sinh ra vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc VN.

Một địa điểm DL tâm linh tại Nghệ An đã rất quen thuộc với người dân nơi đây và DK là cụm di tích tưởng niệm vua Mai Hắc Đế - vị anh hùng có công đánh đuổi giặc Đường, lập nên nhà nước Vạn An độc lập ở thế kỉ 8. Một ngôi đền đã được lập tại đúng vùng đất ông đã lập căn cứ địa của nghĩa quân.

Nhưng có lẽ điểm DL luôn là điểm dừng chân của đông đảo DK gần xa nhất, đó là điểm DL mà chính mà hôm nay đoàn ta sẽ ghé thăm- Khu di tích Kim Liên tại xã Kim Liên – huyện Nam Đàn.

Kính thưa các bác, các anh chị cùng các em!

Hiện tại, xe của đoàn ta vừa mới lăn bánh vào đến địa phận tỉnh Nam Đàn. Nam Đàn, mảnh đất đã sinh ra cho dân tộc một bậc vĩ nhân kiệt xuất, được mọi người đời đời tôn vinh là chủ tịch HCM. Sấm ký Trạng Trình có câu:

“Đụn Sơn phân giải
Bò Đái thất thanh
Nam Đàn sinh Thánh…”

Phan Bội Châu – nhà yêu nước kiệt xuất đầu thế kỷ XX đã giải lời sấm ký đó cho chiến hữu của mình rằng, ông Thánh Nam Đàn ứng với câu sấm đó chính là Nguyễn Ái Quốc.

Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, là một vùng đát bán sơn địa, nằm gọn giữa hai dãy núi lớn nổi tiếng là đẹp và linh thiêng: Đại Huệ ở phía Bắc và Thiên Nhẫn ở phía Nam, ở giữa có con sông Lam vừa thơ mộng, vừa dữ dội chảy qua. Sông Lam là cái nôi sinh ra tục hát đò đưa nổi tiếng; là bờ bãi của những nương dâu xanh ngát, là nguyên liệu cho nghề chăn tằm dệt vài, rồi để từ đó sinh ra tục hát phường vải làm say đắm lòng người. Bởi thế mà xa quê từ nhỏ, hơn 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Bác vẫn nhớ như in câu hát quê nhà:

À ơi! (Chứ) ai biết nác sông Lam răng là trong là đục
Thì biết cuộc đời răng là nhục là vinh
(Chứ ) thuyền em lên thác xuống ghềnh
Nác non là nghĩa, là tình ai ơi!

Với vị trí là một trung tâm về nhiều mặt của vùng Nghệ Tĩnh và phần nào của vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp huyện Đô Lương và Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Hương Sơn và Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh, Phía Tây giáp huyện Thanh Chương, phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên và một phần huyện Nghi Lộc.Diện tích tự nhiên rộng 29 389 ha. Từ ngàn năm nay, Nam Đàn là vùng đất đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, nhiều nhà văn, nhà khoa học, nhiều chiến sĩ yêu nước. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, ở thời nào người dân Nam Đàn cũng sống rất vẻ vang mà đặc biệt là vào những lúc tổ quốc lâm nguy, trăm nhà điêu đứng thì xứ sở này lại xuất hiện những bậc anh hùng, hào kiệt đứng ra cứu dân giúp nước như: Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Chủ tịch HCM ,…cũng vì vậy mà từ xưa vùng đất này có tiếng là “địa linh nhân kiệt”.

Kim Liên là mảnh đất nằm ở trung tâm huyện Nam Đàn. Những chặng đường lịch sử mà Nam Đàn trải qua, Kim Liên đều góp mặt một cách xứng đáng. Nhưng điều đặc biệt, Kim Liên là nơi sinh của chủ tịch HCM vĩ đại. Trong căn nhà nhỏ, dưới lũy tre xanh, nền nhà, sân phơi, lối ngõ, đường làng,…còn in đậm dấu chân Bác trong những ngày còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Kim Liên thời Trần là trại Sen, sau đổi là làng Sen. Ở đây đã từng có những đồng Sen Cạn, đồng Sen Sâu, chợ Sen, ao Sen, cồn Sen. Một cái bàu khá rộng ở cạnh làng, khi hè đến là sen mọc tươi tốt “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” tỏa hương thơm ngào ngạt, tô điểm cho cảnh trí thiên nhiên của Kim Liên. Tên Sen của làng từ đó mà ra.

Chiều chiều ra đứng cồn sen
Bạch Liên trắng bạch, hông lên đỏ hồng”

Làng Kim Liên có từ bao giờ không ai nhớ nữa. Theo gia phả, cho đến đầu thế kỉ XX, họ Đinh đã trải qua 22 thế hệ, thứ đến có họ Vương với 18 thế hệ, rồi đến họ Hoàng, họ Trần, họ Lê,… Họ Nguyễn Sinh của Bác Hồ chúng ta cho đến nay là 15 thế hệ, từ ông Nguyễn Bá Phổ ở Hưng Yên, đem vợ con về đây sinh sống, đến đời thứ tư thì đổi tên là Nguyễn Sinh. Làng Kim Liên trước đây có 5 xóm là: xóm Trung Hòa (nay là đội Sen 1), xóm Đông Lĩnh và Tây Lĩnh (nay là đội 2), xóm Thượng Thọ (nay là đội 4), xom Phú Đầm (nay là đội Sen 3). Nhà Bác Hồ ở xom Phú Đầm tức đội Sen 3. Tuy đời sống đói nghèo nhưng bà con Kim Liên đã chắt chiu nuôi con ăn học , học năm ba chữ để làm người, để cúng giỗ, để tế tổ tiên và viết avwn khế, nên ở đây đã hình thành một tầng lớp nho sĩ – tri thức bình dân khá đông đảo, ca dao có câu:

“Ngọc Đình thì lắm bò to
Kim Liên thì lắm nhà nho dài quần”

Khu di tích Kim Liên bao gồm:Cụm di tích Hoàng Trù (quê ngoại Bác), Cac di tích liên quan tới chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Kim Liên, phần mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về với khu di tích Kim Liên ngày hôm nay, đoàn mình sẽ ghé thăm các điểm DL quen thuộc với mỗi người khách khi hành trình về quê Bác, đó là cụm di tích Hoàng Trù (hay còn gọi là Lang Chùa) – quê ngoại của Bác, Làng Sen- quê nội Bác, và cuối cùng chúng ta sẽ đến thăm mộ mẹ Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Người.

Cụm di tích Hoàng Trù:

Về Nam Đàn chúng ta không thể không về thăm quê Bác, khu di tích Kim Liên, nơi tuổi thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện lại qua các di tích ,lưu niệm về người. Sau lũy tre xanh của làng Chùa và Làng Sen vẫn còn nguyên nếp nhà tranh giản dị , những kỉ vật thân thương nhuộm màu thời gian ,hơn một nửa thế kỉ đã đi vào lịch sử của nhân loại và trở thành một tài sản vô giá của dân tộc.

Tất cả những di sản ấy phần nào nói lên cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh , anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hóa thế giới ,một người con bậc nhất của xứ sở Lam Hồng và của đất nước Việt Nam.

Cụm di tích Hoàng trù ở tại xã kim liên huyện Nam Đàn , nằm gọn trong khuôn viên rộng khoảng 3500 m2 bao gồm: Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà cụ Hoàng Đường và ngôi nhà nơi chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời.

Chúng ta sẽ tới một làng quê bình dị , nơi có mái nhà tranh đơn sơ mộc mạc nép mình dưới lũy tre làng đó là làng Hoàng Trù quê ngoại của chủ tịch Hô Chí Minh và cũng là nơi người cất tiếng khóc chào đời.

Đầu tiên xin mời các anh chị tới thăm:

* Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân Cụ Hoàng Đường (ông ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh) là hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Hoàng Xuân đã dựng ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân để thờ cố nội , ông nội và thân phụ là Hoàng Cương. Cụ Hoàng Đường qua đời (1893) hiệu bụt của cụ do ông Nguyễn Sinh Sắc viết cũng được bài trí thờ ở đây. Ngôi nhà được hoàn thành vào năm 1881 theo kiểu tứ trụ bằng gỗ lim gồm ba gian , có cửa bàn khoa song tiện .Lúc đầu lợp tranh , mãi đền năm 1930 mới được tu sửa và lợp mái ngói như hiện nay. Những năm tháng tuổi thơ chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống ở đây. Người thường theo cha dâng hương hoa, lễ vật lên thờ cúng anh linh tiên tổ.

Theo tộc phả để lại , dòng họ Hoàng Xuân là một dòng họ có truyền thống hiếu học , con cháu nhiều người có nghĩa khí và có công lao với đất nước .

Năm 1927 , Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê ,dựng nên nhà Mạc , con cháu dòng họ này đã Phù Lê, diệt Mạc. Thế hệ thứ 6 của dòng họ có người tên là Hoàng Nghĩa Kiều (1540- 1587) được vua Lê phong Thái Bảo Hồng quốc công . Đây là ông tổ của họ Hoàng ở làng Hoàng Trù.

Ngôi nhà cụ Hoàng Đường Ngôi nhà 5 gian và 2 chái này là của cụ Hoàng Đường hay còn gọi là Hoàng Xuân Đường và cụ bà Nguyễn Thị Kép là ông , bà ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh , gia đình ngoại Bác là một gia đình nhà nho khá giả ,giàu lòng thương người. Cụ ông thì làm nghề dạy học ,cụ bà thì dệt vải và làm ruộng.

Ngôi nhà có ba gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát, bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học tại nhà, thầy đồ lúc đó ngồi xếp chân giữa phản giảng bài, các học trò đi học thì đem theo ghế nhà mình hay là ngồi quỳ xuống đất rồi kê lên mặt phản làm bàn để mà viết.

Gian thứ 2 có bộ tràng kỉ bằng tre là nơi gia đình tiếp khách và mỗi lần ra đề chấm bài thi cho trò thì cụ ông ngồi ở phía ngoài này, ngoài ra gian này còn có chiếc án thư với những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực. Nghiên mực được làm bằng đá, có hai ngăn là mực tàu và mực son.

Gian thứ ba có bộ phản dùng làm nơi nghỉ ngơi của cụ ông với người học trò Nguyễn Sinh Sắc, tiếp đến có căn buồng kín đáo gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ bà , nơi mà cụ đã sinh ra hai ngươi con gái đẹp người đẹp nết ,chăm chỉ yêu lao động và đặc biệt còn giỏi bẻ vần hát phường vải là một sinh hoạt đặc sặc của vùng này . Gian phòng cuối cùng trong ngôi nhà này đó là nơi nghỉ của hai cô con gái Bà Hoàng Thị Loan và Bà Hoàng Thị An là mẹ và gì của Bác Hồ.

Ông Nguyễn Sinh Sắc bố Bác vốn là học trò nghèo được đón về đây nuôi dạy sau đó được chọn làm con rể. Cuối 1883 ông bà Hoàng Đường tổ chức lễ thành hôn cho hai con là Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Bác) và Nguyễn Sinh Sắc ( Thân phụ của Bác) tại ngôi nhà 5 gian này. Ông đã dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc vườn phía tây để cho đôi vợ chồng trẻ ở riêng.

Ngôi nhà tại làng Hoàng Trù là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên , là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc . Đây cũng là nơi ghi dấu kỉ niệm êm đẹp trong tuổi ấu thơ của Bác.

Ngôi nhà chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời:

Ngôi nhà tranh ba gian nằm ở góc vườn phía tây nhà ông Hoàng Đường là nơi mà gia đình Bác Hồ có những năm tháng đông đủ ,đầm ấm hạnh phúc nhất , chính tại nơi đây Bác Hồ , anh trai và chị gái của mình đã cất tiếng khóc chào đời và sống những năm tháng đầu tiên trong vòng tay yêu thương của ông bà ngoại.

Hai gian nhà đầu có nhiều kỉ vật của gia đình Bác Hồ , sau bức màn vải nhuộm nâu có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan ,liếp nứa , trải chiếu mộc là nơi nghỉ của mẹ Bác , chính trên chiếc giường đơn sơ nhỏ bé này bà có công sinh thành ba người con yêu nước choTổ quốc Việt Nam ,đặc biệt trong đó có Bác Hồ muôn vàn kính yêu.

Một năm sau ngày lấy chồng thì bà Hoàng Thị Loan sinh con gái đầu tiên là Nguyễn Thị Thanh , bốn năm sau thì sinh cậu Nguyễn Sinh Khiêm . Ngày 19-5- 1890 một sáng ban mai Bác chúng ta đã cất tiếng khóc chào đời trong vòng tay nâng niu của Bà ngoại , ông bà cùng bố mẹ đã đặt tên Bác là Nguyễn Sinh Cung. Đêm đêm bên ánh sáng đèn dầu mẹ Bác ngồi bên ánh sáng đèn dầu mẹ Bác ngồi bên chiếc khung cửi dệt vải, nhiều đêm thức trắng để đọng viên chồng và làm việc để nuôi con Bên khung cửi có chiếc võng bà thường lót con vào cái đó, bà dùng một đoạn dây nối một đầu vào đầu võng đầu kia thì gác lên khung cửi , con trở mình thức giấc dừng tay đưa thoi ,mẹ cầm tay đưa võng hát ru con bằng làn điệu dân ca xứ nghệ hay câu Kiều của Nguyễn Du rằng:

À ơi , con ơi mẹ dặn câu này
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm
Làm người đói sạch rách thơm
Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền .

Lời ru như khắc sâu vào tâm trí Bác và đi cùng Bác suốt năm tháng cuộc đời , sau này vào năm 1929 Bác sang Thái Lan để hoạt động cách mạng , khi nghe chị Việt Kiều hát ru con ,Bác của chung ta suốt đêm nhớ nhà nhớ mẹ không sao ngủ được . Người đã tâm sự với đồng chí đi cùng:

Xa nhà chốc mấy mươi niên
Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con

Có những phút giây trước lúc đi xa, Bác của chúng ta thiết tha muốn nghe câu hò xứ nghệ một làn điệu dân ca của quê nhà.

Gian nhà thứ hai còn có chiếc rương gỗ , đây chính là món quà ông bà ngoại để giành cho mẹ ngày lấy chồng ,mẹ tảo tần làm ra thóc gạo và những đồ quý giá khác cất giữ trong rương này. Bước chân chập chững đầu tiên của Bác vịn vào thành dưới rương này tập đi , người vẫn thường ra ngoài để xem cha học bài . Về thăm quê hương sau nửa thế kỉ xa cách Bác của chung ta đã trở thành cụ già 71 tuổi, Bác đến bên run run sờ vào mặt rương và bước quanh chiếc rương này thật lâu, Bác nghẹn ngào quay ra nói với những người trông coi nhà Bác nói : cô chú thật là khéo giữ chiếc rương xưa của mẹ mà vẫn còn đây à.

Bên cạnh cửa sổ là án thư nơi bố Bác miệt mài cuộc đời đèn sách suốt 12 năm thơi gian sống ở quê nhà này . cụ Hoàng Đường , ông ngoại Bác cũn Bên cạnh cửa sổ là án thư với nghiêm mực ,hộp đựng bút lông , hai chiếc ghế vuông ,nơi bố Bác miệt mài cuộc đời đèn sách suốt 12 năm thơi gian sống ở quê nhà này . Ông ngoại Bác cùng bố Bác thường để chung quyển sách dưới ngọn đèn , hai cha con , thầy trò thường trao đổi , bàn luận từng câu văn nghĩa chữ đây chính là môi trường rất tốt trong sự phát triển tài năng trí tuệ của ông Nguyễn Sinh Sắc ,

12. chếch về phía trong là hai giá sách đựng sách thánh hiền bốbác thường gánh theo ở mỗi kì thi. Sau những giờ học tập ,lao động căng thẳng như vậy thì ông lại cùng với các con đùa vui chờ mẹ làm cơm trên bộ phản này . Gia đình vẫn thường nấu nước chè xanh luộc khoai lang mời bà con hàng xóm cùng đến trò chuyện , cuộc sống ấm áp tình làng nghĩa xóm . Thuyết minh về Làng Sen - quê nội chủ tịch HCM: Di tích Giếng Cốc. Nhà cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Lò rèn cố Điền.

13. Xin kính chào tất cả các bác, các anh chị em chúng ta. Hôm nay các anh chị em chúng ta đang có dịp tổ chức về nguồn, quả thực là một cuộc tham quan đầy ý nghĩa. Điểm dừng chân của đoàn ta hiện tại ở làng Sen – quê nội của Bác Hồ. Năm 1901 di tích này được ra đời ạ! Còn làng Sen này thì tên gọi đã có từ lâu đời. Nơi chúng ta đang đứng, chúng ta có thể nhìn thấy ở đây có một chiếc giếng nước ạ. Thưa các bác và các anh chị! Đây là chiếc giếng có tên là Giếng Cốc. do ông Nguyễn Danh Cố đào khoảng thời gian sau năm 1708 để lấy nuwowcd cho gia đình dùng. Nước giếng trong, nấu chè xanh thơm ngon, làm tương rất tốt.Sau nhiều năm thì giếng được bà con tổ chưc nạo vét và ngày càng sâu và rộng thêm. Để biết ơn người đa có công đào giếng thì người ta gọi tên thân mật là Giếng Ông Cốc hay gọi atwts là Giếng Cốc. Trong thời gian sinh sống ở Làng Sen từ năm 1901 – 1906, cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra đây lấy nước cho gia đình dùng, giúp cha đun nước pha che tiếp các sĩ phu yêu nước. Trong 6 năm sống ỏ Kim Liên, Giếng Cốc là nơi để lại nhiều kỉ niệm sâu lắng trong lòng Bác. Ngày trỏe về thăm quê lần đầu tiên, sau khi đi từ nhà ông Phó bảng ra ngõ, bồi hồi nhớ lại kỉ niệm xưa, Người hỏi bà con: - “Giếng Cốc nay còn nữa không?” Nước giếng Cốc xanh và ngọt, nấu chè xanh và làm tương ngon nổi tiếng cả vùng. Em mời đoàn ta đi vào trong sân nhà cụ Phó bảng ạ! Thưa các bác, các anh chị! Chúng ta đã biết Cụ Nguyễn Sinh Sắc là thân phụ của chu tịch HCM.Sau nhiều năm dùi mài đèn sách và trải qua hai lần thi hội, ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ phó bảng khoa Tân Sửu (1901), cùng khóa với nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Dân làng ở đây thật là vui mừng bởi biết bao năm rồi mới có người đỗ phó bảng. Làng đã cắt đất, dựng nhà ban mừng cho ông. Với 4 sào 14 thước đất, nhà lớn 5 gian được mua từ xã Xuân La về chỉ dựng trong một ngày là hoàn tất. Cảm động trước tấm lòng của bà con làng Sen, ông Nguyễn Sinh Sắc đã cùng các con tạm biệt mảnh đất Hoàng Trù quê ngoại đầy ân nghĩa, trở về làng Sen này sinh sống.

14. Về quê nội, ông Sắc sống cuộc sống thanh bạch, ấm cúng. Tiểu đình Huế triệu ông ra làm quan nhưng ông từ chối với lí do phải ở nhà chăm sóc mẹ vợ và các con. Ông đi dạy học nhiều nơi như Võ Liệt – Thanh Chương, (1903), làng Du Đông – Đức Thọ (1904), sau đó ông đi khắp trong tỉnh , ngoài tỉnh, đi đâu ông cũng cho cậu bé Nguyễn Sinh Cung đi cùng, đến đâu ông cũng trao đổi với những thức giả có lòng ưu ái với non sông, nên những cuộc luạn đàm ấy đã ảnh hưởng không ít đến tư tưởng yêu nước của Bác chúng ta từ lúc nhỏ. Đầu năm 1904, bà ngoại của Bác là Nguyễn Thị Kép qua đơi, năm 1906, triều đình Huế lại đưa giấy về, mời ông ra làm quan, ông nhậm chức Thừa biện bộ Lễ. Khi đi ông đem Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, ruộng vườn, nhà cửa gioa lại cho con gái là Nguyễn Thị Thanh trông nom. Đến năm 1909 thì Nguyễn Sinh Khiêm cũng trở về đây sinh sống. Vì đã tham gia hoạt động yêu nước trong tổ chức Đội Quyên, Ấm Võ,.. nên cuối năm 1914 cả hai đều bị bắt. Ngôi nhà và vườn được những người họ hàng trông coi. Đến năm 1914, khi được ra tù, bà Thanh đã đem bán ngôi nhà 5 gian, đồ đạc trong nhà bà đem xuống Vinh cả. Qua hai lần đổi chủ ngôi nhà này không còn nguyên vẹn nhưng năm 1956, tỉnh Nghệ An có chủ trương khôi phục di tích quê hương chủ tịch HCM, khu vườn, ngôi nhà được phục dựng như cũ với bờ tre làm hàng rào xung quanh vườn, cổng ra vào làm bằng tre. Đường vào nhà ông Sắc trồng hàng dâm bụt. Trước nhà trồng hoa mẫu đon và thạch lựu, trước cổng có một cây ổi lòng đào, một cây bưởi trước sân, một cây cam đầu hồi nhà nhỏ, một cây chanh, cây cam đàu hồi nhà lớn và một hàng cam đẹp phía sau nhà. Trước sân có dãy lan can bằng tre. Bởi vậy, sau này, trong dịp trở về thăm quê lần đầu tiên Bác nói vui với bà con rằng: “Đây là nhà của ông phó bảng”. Ngôi nhà lớn có 5 gian, ngôi nhà nhỏ có 3 gian. Bây giờ em mời đoàn ta đi vào trong thăm ngôi nhà nhỏ của gia đình Bác! Kinh thưa các bác, các anhc hị cùng các em! Ngày trở về đây sinh sống, gia đình Bác chỉ còn có 4 người nưa thôi, đó là ông Nguyễn Sinh Sắc cùng Bác và anh chị của mình. Bà Hoàng Thị Loan vào Huế nuôi chồng ăn học đã mất tại Kinh thành Huế. Ngày gia đình Bác vào Huế, Nơi đất khách quê người, bà chỉ mong chồng được đỗ đạt cao hơn. Ngày đi, gia đình Bác nghèo đến nỗi không đủ tiền thuê xe ngựa mà đi bộ từ Hoàng Trù vào Huế hơn một tháng trời ròng ra chỉ ăn củ khoai củ sắn thay cơm. Mẹ Bác Hồ chân thì đi đôi dép mo cau, trên vai là đôi quang gánh, tới nơi bà chỉ biết lấy nghề dệt vải nuôi

15. chồng nuôi con ăn hoc. Do lam lũ, vất vả, lại sinh thêm một người con thứ 4 là Nguyễn Sinh Xin, mẹ Bác lâm bệnh và qua đời khi chưa tròn 33 tuổi. Khi chưa kịp trăng trối với chồng, khi chưa kịp dặn dò các con…mẹ không còn nữa. 11 tuổi Bác mồ côi mẹ, em trai Bác chỉ mới mấy tháng tuổi thôi, khóc gào thảm thiết vì không có sữa mẹ, sau đó em cũng qua đời. Bố Bác Hồ bồng đứa con từ Huế trở về quê cũ. Ngày đi đầm ấm bao nhiêu, khi các con thơ có mẹ, bây giờ trở về thì buồn tủi bấy nhiêu…các con bỗng dưng không còn mẹ nữa. Gửi các con cho bà ngoại, ông lại đi bộ vào Huế rồi dự kì thì Hội lần thứ 3, ông đỗ Phó bảng. Vinh quy bái tổ, đỗ đạt rồi trở về quê bái tạ tổ tiên. Và cả gia đình về đây sinh sống là khi Bác Hồ 11 tuổi. Trở về ngôi nhà này, ngay nỗi niềm đầu tiên ạ…Bố Bác Hồ đã đặt bàn thờ này, một bàn thờ rất đơn sơ mộc mạc, thờ người vợ hiền của mình. Tuổi còn thơ, mỗi lần nhớ mẹ, thương em, Bác thường đứng lặng trước bàn thờ dâng nén hương thơm cho mẹ, cho em, nhớ về những tháng nagyf được sống trong vòng tay của mẹ. Chỉ được 5 năm, 16 tuổi bác rời xa ngôi nhà này, xa quê hương để vào Huế, Bác đi mãi cho đến hơn 50 năm trời. Năm 1957, khi Bác đã 67 tuổi Bác mới trở về đây lần đầu, đứng lặng trước bàn thờ này, sau khi dâng nén hương lên bàn thờ, nghẹn ngào bầy giờ nén thơm không như nagyf xưa là chỉ dành cho mẹ, cho em, bây giờ lại dành luôn cho bố, cho mẹ, cho anh chị và em Bác nữa. Nghẹ ngào quay ra, Người nói với bà con rằng: Ngày trước vì nhà Bác nghèo, bàn thờ của mẹ, bố chỉ làm bằng tre, không có chân mà chỉ có hai miếng gỗ đóng giá với hai bên cột để đỡ bàn thờ lên. Liếp bàn thờ của mẹ chỉ được làm bằng nứa, phía trên trải chiếu mộc, đồ thờ cũng làm bằng gỗ mộc mạc mà thôi. Hôm nay, khi chúng ta trở về đây biết rằng, gia đình Bác không còn ai nữa, chính vì vậy, bàn thờ bây giờ đã trở thành nơi thờ cho cả gia đình bác. Chị Bác Hồ - cô Nguyễn Thị Thanh hơn Bác 6 tuổi, anh trai Bác – Nguyễn Sinh Khiêm hơn Bác 2 tuổi, khi mất không lập gia đình riêng thì cứ thoe phong tục của ta thì về hương khói chung cùng bố mẹ, bởi vậy đây là nới thờ cho cả gia đình bác Hồ. Còn tấm biển này với bốn chữ: “Ân tứ ninh gia”, nghĩa là: Ơn nhà vua ban cho gia đình tốt. Đây là tấm biển mà vua Thành Thái ban cho ông Nguyễn Sinh Sắc khi ông đỗ phó bảng. Về đây, ông Sắc đã đặt ngay trước bàn thờ vợ để tỏ lòng biết ơn của mình đối với người vợ hiền. Bởi vì, bà Loan suốt một cuộc đời tần tảo, chỉ muốn nuôi con khôn lớn trưởng thành nhưng ngày chồng đỗ đạt bà không còn nữa, chỉ có việc làm này ông sắc mới đỡ day dứt hơn với vợ hiền nơi chín suối.

16. Còn đây là một bộ phản ạ! Là nơi tiếp khách cho cả nhà. Đến chơi nhà thì có cacs nhà nho yêu nươcs như cụ Phan Bội Châu, cụ Vương Thúc Quý,…các cụ bình thơ bình văn, những lúc kín đáo không dấu tâm tư của mình bàn cả việc nước nữa. Bác là người con nhỏ trong nhà, đứng bên cạnh lấy nước tiếp khách ạ. Lắng tai nghe, người hiểu được nỗi trăn trở của các cụ trước vận nước. ó thể nói Hoàng Trù là nơi chôn rau cắt rốn của Bác, còn lang Sen nơi này – noưi góp phần hinhf thành tư tưởng yêu nuước thương dân của Bác. Gian nhà thứ 3 là nơi nghỉ của chị Thanh, em mời các anh chị vào trong này! Đây là nơi ở của chị gái Bác, chỉ có một gian nhà nhỏ kín đào như thế này, chỉ với một giường tre nhỏ. Là một người con giá 17 tuổi, chị Nguyễn Thị Thanh đẹp nết, đẹp người và giỏi nghề bốc thuốc. Đứng trước người con giá tài sắc vẹn toàn như vậy, đã có rất nhiều các chàng trai trong làng muốn hỏi làm vợ nhưng chị đã từ chối, chị nghĩ rằng: - “Mẹ thì mất sớm, cha không đi bước nữa, là con gái lớn trong gia đình tôi xin nguyện ở vậy phụng dưỡng bố, chăm sóc các em thay mẹ, chị cả là mạ em út!” Thế rồi chị tham gia việc nước, bị tù đày, sau đó thì đước trả tự do. Năm 1946, nghe tin em trai là HCM làm chủ tịch, bà nói: - “Lần này tôi đi ra Hà Nội, tìm cho được cụ HCM có phải là em trai Nguyễn Tất Thành nhà ta hay không?” Ra Hà Nồi thăm Bác, hai chị em ăn với nhau bữa cơm thân mật ở nhà giáo sư Đặng Thai Mai, có ai ngờ, bữa cơm đầu tiên đó trở thành bữa cơm cuối cùng, kỉ niệm cuối cùng của hai chị em Bác. Năm 1954 các anh chị ạ…chị gái Bác lâm bệnh rồi qua đời bên này. Đau lòng, Bác không thể về chịu tang được, càng dau lòng lắm khi trong gia đình, chị là người thân cuối cùng ra đi. Cũng như chị, là anh trai Bác, cụ Nguyễn Sinh Khiêm không lấy vợ, cụ hơn Bác 2 tuổi, tham gia việc nước rồi cũng bị tù đày, rồi đến già mới được trả tự do. Năm 1946, khi chị gái Bác ra Hà Nội thăm Bác được một tuần thì cậu Khiêm cũng ra Hà Nội thăm em. Đêns cổng phủ chủ tịch cậu Khiêm viết dăm ba chữ vào một mẩu giấy, đưa cho người đưa vào cho Bác, là tên của hai anh em. Gặp lại nhàu biết bao tuỉ mừng, lúc ra về, ôm lấy Bác cậu Khiêm khóc và nói rằng:

17. - Em có nhớ quê không? Bao giờ thì em định về thăm nhà? Mọi người mong ngóng tin em lắm! Bác lặng đi, nghẹn ngào, rồi Bác bảo: - Nhất định em sẽ về, đợi thời gian nữa, nước nhà còn bận! Lơì của Bác mãi tới 11 năm sau Bác mới thực hiện đươcj. Năm 1950, anh trai Bác bị lâm bệnh năng vaf qua đời, từ nùi rừng Việt Bắc xa xôi, Người không về chịu tang đươc, Bác gửi về bức điện để chia buồn rằng: - Được tin anh cả mất, lòng tôi rất buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá lại xa cách. Lúc anh đau yêu tôi không thể trong nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin chịu tội bất đệ trước linh hồn anh, xin bà con nguyên lượng cho một nguowif con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước! Năm 1957, khi Bác về, lặng người đi, tất cả…cảnh cũ, người xưa không còn. Bác gặp lại nơi ngủ của hai anh em, nơiz ghi dấu bao kỉ niệm buồn vui của hai anh em thời thơ ấu. Xin mời các bác, các anh chị qua bên này! Thưa các bác, các anh chị, đây là nơi nghỉ của Bác và anh Khiêm ạ! Còn đây là bộ phản, nơi nghỉ của bố Bác. Bố vẫn thường nằm đọc sách ở đó dạy các con từng câu văn nét chữ, ông luôn dặn các con rằng: đừng lấy phong cahcs nahf quan làm phong cách nhà ta, mọi công việc đều do con lo liệu lấy. Chị gái Bác vẫn thường nấu nước chè, mời bà con đến đây uống nước nói chuyện ạ. Không có sự phân biệt nào giữa nhà quan phó bảng và người dân thường. Con đây là chiếc rương gỗ đựng lương thực của nhà Bác. Chiếc hộp đựng này làm tặng, người ta nghĩ rằng ông sẽ có của quý để cất giữ, nhưng không có gì, chỉ có bát đãiã ăn cơm hàng ngày. Chiếc mâm gỗ sơn đen này không khi nào dùng, chỉ khi nào gia đình có khách. Còn chiếc đèn này được thắp bằng dầu đẻ dùng ạ! Còn nơi ăn cơm của gia đình Bác ở dưới này. Em mời các anh chị! Đây là ngôi nhà 3 gian ạ. Đây là chiếc kiềng 3 chân mà ba chị em Bác thường nấu ăn. Mâm trên này được đặt ở dưới nhà để ăn cơm trưa và tôí. Sau khi ra tù, không còn ai ở đây nữa thì cô Thanh đem bán một số đồ đạc ở đây đi, ngôi nahf dưới này

18. anh trai Bác đem cho một người bạn nghèo sử dụng, gian thứ ba họ làm chuông cho bò. Nay chúng ta vẫn giữ nguyên diện tích vaf có 4 cái cột. Xa quê yêu dấu từ khi 16 tuổi, Bác ra đi tìm đường cứu nước lúc 21 tuổi, Bác luôn mong ngòng về quê hương của mình, nhưng cũng mãi đến năm 1957, khi ấy Bác chúng ta 67 tuổi, Bác kính yêu mới có dịp trở về quê nhà lần đầu tiên! Biết bao nagyf tháng đợi chờ, bao mong nhớ, lần đầu tiên trở về với quê cha, thế rồi, cổng nahf Bác lại không phải mở trước này, mà các cụ nhơs nhầm nên mở lối sau. Thế rồi khi mọi nguwoif mời Bác vào nhà khách, Bác bảo: Nhà khách là để đón kahchs, còn Bác là chủ nhà, để Bác vào nhà đã. Theo ngõ nhà Bác về, Bác nhớ rõ, một bên có ahngf mận hảo, một bên có hàng hoa dâm bụt, trước cổng có cây ổi son, cây bưởi, cây cam đầu nhà,..còn đằng sau nahf thì có hàng cau đẹp. Như lời Bác Hồ nhắc, chúng đã được trồng y như ngày xưa. Mọi người xin trồng hoa, Bác bảo: Hoa khoai lang vẫn đẹp, vừa có hoa tím, lại có củ ăn nữa. Nghe Bác, chúng ta không trồng hoa mà trồng khoai lang ở vườn. Và về thăm quê ngày đó, bằng giọng ấm tình của người con xứ Nghệ, Bác bảo: - Tôi là người con của tỉnh nhà, đã hơn 50 năm trời xa quê hương, hôm nay là lần đầu tiên trở lại thăm quê nhà có thể nói là quê hương nghĩa trọng tình cao, 50 năm ấy biết bao nhiêu tình. Năm 1961, Bác kính yêu lại về quê nhà lần thứ hai, nhưng không ai ngờ đó là lần cuối cùng Bác trở về thăm quê. Bây giờ em mời các bác cùng các anh chị chúng ta thăm lò rèn cố Điền và giếng cốc những nơi gần liền với tuổi thơ đầy kỉ niệm của Bác chúng ta! Kính thưa các anh chị! Trong thời gian sống ở Làng Sen nơi đây từ năm 11đên 16 tuổi, vào nững lúc rỗi rãi, sau khi đã chu tất việc nhà, cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra đây chơi, tìm hiểu . Người rất quý mến cụ cố Điền và ngược lại, cụ cố Điền cũng rất thương yêu cậu. Tại đây, cậu hay giúp cụ cố Điền thụt bễ, đập đe và những việc khác. Khi ra giúp cụ cố Điền rèn công cụ, cậu Nguyễn Sinh Cung thường lắng nghemootj cách chăm chú những chuyện bàn luận của khách hàng với cụ cố Điền, thường đặt a nhiều câu hỏi cho mọi người, bàn tán, trao đổi nhiêu chuyện về vận mệnh đất nước và nhân dân. Những kỉ niệm sâu sắc thời niên thiếu tại lò rèn cố Điền đã để lại dấu

19. ân đậm netstrong kí ức chủ tịch HCM. Vì vậy, sau 50 năm xa cahcs quê hương, ngày 16/6/1957, trỏ vè thăm quê lần đầu, khi đi từ nhà mình ra ngõ, Người chỉ tay về phía trước hỏi bà con đi bên cạnh : - “Trong này có lò rèn cụ cố Điền, mấy lâu nay có tiếp tục rèn nữa không?” Vừa lúc đó, ông Hoàng Xuân Điền (con đầu cố Điền) , bạn hồi nhỏ của Bác từ nahf mình đi ra, hai người bạn gặp nhau, mừng mừng, tủi tủi, Bác nói: “Trông ông Diền còn khỏe, lâu nay còn tiếp tục rèn nữa không? Ông Điền thưa: “Lâu này tôi để đứa con trai đầu long làm. Người động viên ông Điền: “Ừ. Tiếp tục rèn để bà con có công cụ mà sản xuất!” Năm 1957 thì di tích này đã được phục hồi va được xếp vào di tích thuộc khu di tích Kim Liên ạ! Bây giờ em mời đoàn chúng ta qua thăm nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắp nén nhang tưởng nhớ tới Người con kính yêu của dân tộc! Thuyết minh về khu di tích ngôi mộ bà Hoàng Thị Loan Đầu tiên cho phép tôi gửi lời chào tới tất cả thành viên trong đoàn thăm quan. Xin tự giới thiệu tôi là Lê Thị Huyền là thuyết minh viên của khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan, trước khi cùng đoàn tìm hiểu về khu di tích này chúc du Thành khách có chuyến thăm quan ý nghĩa. Hiện nay đoàn ta đang đứng dưới chân núi Động Tranh Thấp nơi lưu giữ hài cốt cụ bà Hoàng thị Loan người thân sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) sinh ra trông 1 gia đình nho học truyền thống lâu đời. nếp sống hàng ngày của thành viên trong gia đình ẩn chứa nhiều phẩm chất văn hoá cao đẹp của con người xưa sở Lam Hồng . Bà có ông nội là Hoàng Bài Xuân Cận , đậu 3 khoa tú tài , thân sinh là cụ Hoàng Đường một nhà nho nhân ái và thông thái , nỗi tiếng trong vùng tuy không đậu qua các kì thi do triều đình mở nhưng được nhân dân yêu mến và kính trọng tôn vinh là cụ Tú.

20. Thân mẫu là Nguyễn Thị Kép là người thông minh , hiền lành, lao động giỏi và khéo tay… Cả gia đình nội ngoại của cụ đều giàu lòng nhân nghĩa có cách nhìn tân tiến trong cuộc sống vượt qua những ràng buộc phong kiến đương thời . Bà lớn lên được tiếp thu sự giáo dục tiến bộ của gia đình, lại được sống trong vùng quê nổi tiếng về thuần phong mỹ tục đã tạo điều kiện cho con người và nhân cách hoan thiện. trong cuộc sống bà là người trầm tính kín đáo, không sôi nổi nhưng hóm hĩnh. Trong lao đọng sản xuất ngoài việc gieo cấy , làm cỏ, gặt hái bà còn biết dêt vải dệt lụa trong nhà đặc biệt hơn bà thường sáng tác các câu ví cho hay đê đối đáp với trai làng bởi bà là người nổi tiếng trong vùng về các câu hò điệu lí . Năm 1883, Hoàng Thị Loan đến đọ tuổ trăng tròn, trỏ thành người con gái nết na thùy mị, hòa nhã duyên dáng có dung nhan tươi đẹp, ngày thì chăm việc đồng áng, tối về nhà lại mệt mài canh cửi trong con người bà đã hội tụ đủ 4 đức tính của người phụ nữ: công, dung, ngôn, hạnh. Nhiều trai làng trong vùng ngấp ngé tỏ tình. Theo quan niệm hôn nhân phong kiến, lẽ ra bà phải lấy một người chồng con nhà giàu có, đã đỗ đạt hoặc đi làm quan. Nhưng được cụ hoàng đường hướng dẫn, động viên bà đã vượt lên sự giàng buộc lễ giáo phong kiến đương thời quyế yêu thương cậu học trò nghèo Nguyễn Sinh Sắc được gia đình đem về nuôi mấy năm nay. Tạo hóa xoay vần kết xe, năm 1878 trên đường đi chúc tết ở làng sen , cụ đã gặp cảnh tượng khá xúc động, một chú bé ngồi trên lưng trâu tay cầm cuốn sách mải mê đọc thờ ơ với mọi thứ vui ngày tết. cụ bước tới và nhận ra là cậu bé Nguyễn Sinh Sắc mồ côi cả cha lẫn mẹ phải về sống với người anh cùng cha khác mẹ, cậu ham học nhưng do hoàn cảnh người anh có nhiều khó khăn, nên không thể cho cậu tới trường, vốn thông minh nên cậu học lõm bạn bè được ít nhiều chữ và học say mê tới lúc khi giã gạo lúc nấu cơm trong tay vẫn còn cầm sách năm ấy cụ nguyễn sinh sắc vưa tròn 15 tuổi. Cụ Hoàng Đường nhận cậu về làm hc trò nhờ sự dạy bảo tận tình chẵng bao lâu cụ nguyễn sinh sắc đã bộc lộ ra sự thông minh và hứa hẹn về tương lai đẹp trên con đường làm quan. Không những cụ sắc thông minh còn chụi thương chụi khoa lễ phé được cụ Hoàng Đường xem như con đẻ và mội người đếu quý mến.

21. Khi cụ Sắc 18 tuổi thì cụ Hoàng Thị Loan cũng đến tuổi cặp kê , cụ Hoàng Đường có ý muốn chọ cụ sắc làm con rể lúc ban đùa bị vợ là bà Nguyễn thị Kép phản đối bởi không môn đăng hộ đối nhưng cuối cùng do cụ Hoàng Đường thuyết phục qua bố vợ và cụ Nguyễn Thị Kép đã hiểu được bà đã chấp nhận cuộc hôn nhân ấy. Hai năm sau ngày cưới của bà Hoàng thị Loan và cụ Nguyễn Sinh Sắc được tổ chứ vào mùa sen nở năm Quý Mùi(1883) ông cụ bà hoàng Đường đã dựng cho đôi vợ chồng mới cưới ngôi nhà lá 3 gian đầu góc vườn phía taaynhaf mình để vợ chồng bà có nhà ở riêng. Cũng từ lúc đó cụ Nguyễn Sinh Sắc được học tập trong tình yêu và sự giúp đở của người vợ, bà Hoàng Thị Loan là sự động viên lớn lao trên con đường sự nghiệp của chồng. Chính ngôi nhà tranh 3 gian đó các cháu ngoại của ông Hoàng Đường lần lượt ra đời là Nguyễn thị Thanh (tự Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm( tự Tất Đạt), Nguyễn sinh cung (Tự Tất Thành). Năm 1891 bà Hoàng Thị Loan 23 tuổi kết quả lao động tần tảo sớm hôm đã chờ đến ngày chông bà đi dự kì thi hương đầu tiên. Nhưng kết quả lần thi cụ Săc chỉ được lọt đến nhị trường, chưa đạt kết quả cao trên con đường cử nghiệp, cụ Hoàng thị Loan đã kiên trì động viên chồng tiếp tục dùi mài kin sử để dự kì thi hương tới chính tấm long của bà làm cho Nguyễn Sinh Sắc không nản chí trên con đương làm quan. Hai năm sau , ngày mồng 7 tháng 4 năm quý tị(1893)hai cụ đã phải chịu một cái tang lớn cụ Hoàng Đường qua đời đột ngột lúc cụ chỉ tròn 58 tuổi. trước lúc truốt hơi thở cuối cùng, cụ Hoàng Đường đã trăn trở dù bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng pải giúp cụ Sắc học tập và thành dan. Nhớ lời trăn chối của cha, bà Hoàng thị loan càng động viên chồng cố gắng dùi mài kinh sử để đền đáp ân tình sâu nặng của cha đã yên nghĩ nơi suối vàng. Năm 1894 cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân ở trường nghệ. Tư 1883 đén năm 1894 mườ một năm trời trong ngôi nhà tranh 3 gianbà con làng Hoàng trù đã chứng kiến cảnh hết sức quen thuộc , đầm ấm của đôi vợ chồng trẻ. “chồng mệt mài kinh sử , thiếp canh cửi thoi đưa”. Suốt trong khoảng thời gian ấy bà một nắng hai sương ngoài đồng, tối về lo cơm nước cho chồng tối ngồi bên khung cửi dệt vải , vừa đưa võng ru còn nhiều đêm thúc tới khuya để động viên chồng ôn luyện văn chương, đở phân hiu quạnh.

22. Số vải bà dệt được thường bán để nuôi sống gia đình, đồng thời bà giành giụm cho chồng đi thi, nhiều tết bà để vải ma áo cho chồng co còn mình chỉ mặc chiếc áo vá vai. Có truyện kể rằng kì thi hương ăm Giáp Ngọ khi được tin chồng đậu cử nhân về làng, bà vẫn còn đang ngoài đồng cấy tiếp thửa ruộng. có nguoif chạy ra tân ruộng báo tin mừng và mời bà về nhà chuẩn bị trầu nuocs đón chồng và bà con làng xóm đến mừng. Sau phút giây xúc động bà từ tốn nhẹ nhàng nói : “Đậu thì mừng ông Nghè, ông Cống cũng sống về ăn”rồi bà rốn lại cấy đến quá trưa rồi về. Sau khi đậu cử nhân, năm 1895 cụ Nguyễn Sinh Sắc vào kinh đô Huế dự kì thi hội đầu tiên nhưng không đậu cụ chỉ đủ tiêu chuẩn vào làm giám sinh trong Quốc Tử Giám để tu luyện văn chương chờ kì thi hội tới. Trong năm đó ở quê nhà hoàn cảnh éo le em gái cụ thì đi lấy chồng ,mẹ thì già yếu . tuy thương mẹ quyến luyến với quê hương nhưng với tấm lòng tha thiết muốn chồng tiếp tục học hành, đậu đạt cao hơn bà đa gửi con gái đầu lòng mới 11 tuổi ở lại với mẹ rồi đưa 2 đưa co trai là cụ Nguyễn Sinh Khiêm và nguyễn sinh sắc gồng gabhs theo chồng vào huế để nuôi chồng nuôi con để cho chồng yên tâm lo việc học. hình ảnh người vợ đi dép mo cau, vai quẩy dôi gánh một bên con nhỏ vượt suối vợt đèo để đén kinh thành huế không bao giờ phai nhạt trong tâm tí cụ Nguyễn Sinh Sắc Năm 1898 khoa thi hội năm mậu tuất mở ra cụ Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ 2 kì thi này cụ vẫn bị trượt cuộc sống gia đình ngày càng trở ên trật vật nhưng bà Hoàng Thị Loan vẫn tiếp tục khuyên chồng thi tiếp, một lòng kiên trì vững dạ động viên chồng chờ đến kì thi Tân Sửu (1901). Năm 1900 bà Hoàng Thị Loan sinh thê một người con trai út đặt tên là Nguyễn Sinh Xin do cảnh ngộ thiếu thốn trăm bề, mọi thứ dều phải xin bà con. Khi sinh thêm cậu xin cuộc sống ngày càng trở nên chật vật kham khổ cụ bà hoàng thị loan suốt ngày đau ốm. trước đó ít lâu ông Nguyễn Sinh Sắc được triều đình cử đii Thanh Hóa tham gia tổ chức kì thi hương khoa Canh Tý con trai cả cũng được cử đi để giúp đở ông trong quá trình sinh hoạt. ở Huế lúc nay còn mình cậu Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi lúc này cậu đã phải lo moijvieecj khi mẹ ốm và anh và cha đi vắng …sau khi sinh cậu Xin sức khỏe yếu them cuộc sống chật vật khổ cực bà đã qua đời đột ngột ngày 10 tháng 2 năm 1901( tức 22 tháng chạp năm canh tý )

23. “hôm sau mẹ ốm liệt giường Nằm không trăn trở tóc vương ngắn dài. Gân trưa cạu lại ra ngoài, Mua cơm thường lệ như vài tháng nay Liễn sành quen xách đôi tay, Đi về quen nếp bống cây bước dồn. Trưa cò hai buổi mua cưm Sau cơm hoặc cháo sớm hôm hai lần . Trưa về mói đến trước sân Nghe em khóc thét , cậu băng chạy vào . Bò trên ngực mẹ em gào miệng day vú mẹ sữa nào còn đâu. Im lìm mẹ mất từ lâu, vào hồi tróng giả trống lầu điểm trưa. Bên ngoài trời lại đổ mưa, Mành rơi lẫy bẩy bóng rơi vật vờ . Tiếng gào thản thiết trẻ thơ, Hòa vang gió lộng dật dờ vọng xa”. Bà Hoàng Thị Loan ra đi khi ba mới 33 tuổi khi ông Nguyễn Sinh Sắc và con trai Nguyễn Sinh Khiêm cùng với con gái Nguyễn thị Thanh đang ở xa.kinh đo Huế chỉ còn lại Nguyễn Sinh Cung 10 tuổi và cậu con út vừa chào đời. bà mất được người đan đem chôn tại núi tam tầng thuộc dãy Ngư Bình bên cạnh dòng sông hương của kinh thành Huế . Sau khi nghe tin dữ cụ Nguyễn sinh Sắc cùng con trai đã tức tốc trở về Huế cảm ơn bà con lao động đã mai táng vợ mình chu toàn ông đã nén đau thương lên núi Tam Tầng thắp hương co vợ bái lậy hương hồn vợ rồi cùng cậu cung bế cậu Xin trỏ về quê cũ sống vào nhờ sự ôm áp lo toan của ba Nguyễn thị Kép.

24. Mấy tháng sau tuy đang còn trong hoàn cảnh để tang vợ nhưng kì thi Hội Tân Sửu đến cụ nguyễn sinh sắc lâm vào cảnh bối rối.nhưng ông vẫn quyết định trỏ lại kinh đo Huế dự thi một lần nữa thi thử cùng thiên hạ. lần nầy cụ đậu được chức phó bảng và trong lễ xướng danh ông đã được vua Thành Thái ban cho 4 chữ “ Ân tứ ninh gia”. sự đõ đạt của cụ Sắc lúc bấy giờ chính là thành quả năm tháng tảo tần của cụ bà hoàng thị laon người vợ gắn bó với ông tuy chỉ thời gian ngắn ngủi. Năm 1922 mộ bà hoàng thị loan được con gái là Nguyễn thị Thanh trong một lần vào huế đã bí mật cùng mấy ngươi bạn thân thiết đã bí mật đào hài cốt mẹ và đưa về an nghĩ trong khu vươn ông Nguyễn sinh sắc tại làng Kim Liên.theo một số câu chuyện kể trên đường đi nhiều lúc mệt nhọc, túi đựng hài cốt bà loan đè nặng trĩu trên vai cô. Cô Thanh thành thật khấn: mẹ mang con trong lòng 9 tháng 10 ngày, mẹ phấn khởi chịu đựng nay con đư mẹ trở lại quê hương Kim Liên , mẹ phù hộ cho co chân cứng đá mềm để con đưa mẹ về quê được nhẹ nhàng. Mỗi lân cầu khấn thành tâm như vậy cô Thanh thấy túi hài cốt hình như có phần nhẹ hơn hẵn . Năm 1942 hài cốt của bà được ông Nguyễn Sinh Khiêm đưa lên an táng tại núi Động Tranh Thấp nằm trên núi Đại Huệ chính là nơi du khách đang đứng. Năm 1984 để bày tỏ tấm lòng cảm tạ biết ơn sâu sắc đảng và hân dân đã quyết định xây nên khu mộ của bà Hoàng thị Loan. Về tiểu sử của bà Hoàng Thị Loan thuyết minh viên xin dừng ở đây..sau đây mời du khách lên thắp hương và thăm quan ngồi mộ Mộ bà Hoàng thị Loan nàm ở bên trái và bên phải là cầu than dai 269 bậc thang (ý nghĩa của số 69 chính là năm bác Hồ ra đi_1969) lối đi xuống bên phải phần mộ có 246 bậc thang( ý nghĩa của số 46 là năm ông Nguyễn Sinh Khiêm đưa hài cốt của bà lên núi 1946)ngày nay dọc đường lên khu mộ của bà được lắp thêm hệ thống loa hát về mảnh đất xứ nghẹ con người xứ nghệ làm tăng thêm sự hiết tha đầm ấm để du khách có thề hiểu thêm về tình quê hương xứ nghệ . Trước khi lên thăm viếng mộ chân ở đoạn đường lưng chừng núi để thành kính thắp nén hương thơm tưởng nhớ cụ Hà Thị Hy, bà nội của chủ tịch Hồ Chí Minh bà Hoàng Thị Loan. Hình ảnh ngội mộ

25. Bà hoàng thị hy sinh năm giáp ngọ (1834) là con gái đầu lòng của cụ Hà Văn Cẩn, chắt của cụ Hà Hiếu Vy. Vốn được trời ban cho nhan sức mặn mà, lại được sinh ra trong gia đình nề nếp gia phong có truyền thống văn hóa văn nghệ. Hà Thị Hy đã tích lũy được vốn hiểu biết phong phú văn hóa dân gian, lại thêm năng khiếu cầm kì thi họa nhất là về múa hát… Vì vậy bà đã làm say đắm biết bao cậu ấm nho sinh, sỹ tử trong làng ngoài huyện nhưng chưa kết duyên với ai cả. tới năm 30 tuổi cụ kết hôn với ông Nguyễn Sinh Nhậm người đàn ông khá lớn tuổi góa vợ ở làng sen. 1862 sinh được ông Nguyễn Sinh Sắc Khi cậu sắc lên lên ba thì ông nhạm qua đời , do đau buồn nên bà cũng lâm bệnh nặng và ra đi để cậu sắc ở lại cho anh trai là Nguyễn Sinh Thuyết chăm sóc thi hài của bà được chôn tại làng Sen nhưng sau những năm 40 của thế kỉ XX được ông Nguyễn Sinh Khiêm và bà co trong họ đem hài cốt của cụ lên an táng tại lưng chừng núiBạch Hổ Mời du khách lên mợ tháp nén hương tưởng nhớ bà Hoàng Thị Loan Ngôi mộ bà Hoàng Thị loan được khởi công ngày 19/5/1984 đến ngày 16/5/1985 làm lễ khánh thành nhân kỉ niệm ngày sinh lần thứ 95 của bác, phần trước mộ xuống sân bia có 33 bậc con số 33 chính là số tuổi đời của bà. Sở dĩ phần mộ của bà đặt ở đây được bắt nguồn từ: Năm 1941 sau khi ra khỏi tù của pháp ông Nguyễn Sinh Khiêm đã đi khắp quê hương Nam Đàn tìm nơi có phong cảnh đẹp đẻ an táng hài cốt của mẹ bà Hoàng thị Loan và ông đã tìm thấy một vị trí ở núi Đông Tranh Thấp thuộc dãy núi Đại Huệ thuộc lang hữu Biệt ( thuộc xã Nam Giang ) đứng ở vị trí này có thể bao quát 1 vùng rộng lớn với vị trí này ông muốn cho mẹ ông có thể luôn nhìn thấy quê hương bởi nó chỉ cách quê của cụ Kép 2 km . Tháng 3 năm 1942 chọn một ngày lành ong Nguyễn Sinh Khiêm biện lễ trầu rượi để xin phép lí trưởng và sau đó dẫn 2 cha con Nguyễn Luật và Nguyến Luận lên đào 9 huyệt rãi khắp sườn núi. Đến khuya 1 mình ông lặng lẽ khấn vái tổ tông rồi dặt hài cốt của mẹ vào 1 trong 9 huyệt cho bằng nhau như cũ, vì thế vị trí chôn cất của hài cốt bà Hoàng Thị Loan luôn được giữ kín ngay cả với cha con ông luận . Đến sau cách mạng tháng 8 khi gặp chủ tịch Hồ chí Minh ở Hà Nội (3/11/1946) ông mới cho bà con trong họ biết vị trí chính xác của ngôi mộ .

26. Trong quá trình xây dựng thì ngôi mộ của bà được tôn tạo trên ngôi mộ cũ , thân mộ được ốp bằng đá hoa cương đưa từ lăng mộ chủ tịch Hồ Chí Minh vào , chân mộ được ốp bằng đá cẩm thạch quỳ hợp. toàn bộ ngôi mộ được che bằng dàn hoa bê tông, kiểu dáng như giàn hoa của phủ chủ tịch , đồng thời như một chiếc khun g cửi cách điệu – một công cụ gắn suốt đời của bà, trên dàn hoa được phủ bằng dàn hoa giấy được đưa từ khu mộ ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc về trồng, tạo cho cảnh vật hài hòa gặp nhau. Xung quanh ngôi mộ là khu rừng cây dặc dụng , là vườn cây lưu niệm của các đồng chí lãnh đạo của đảng, nhà nước và các địa phương đem tới trồng để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với bà, người đã có công sinh thành nước 3 người con ưu tú dặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

 

ngheantourism.com

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Tìm khách sạn
Tìm kiếm
Chăm sóc khách hàng
Hotline: 0904268626
Chăm sóc khách hàng ngoài giờ
Khách sạn: 0904268626

Khách sạn gía tốt

Khu Nghỉ Dưỡng Vinpearl Cửa Hội Resort & Villas Khu Nghỉ Dưỡng Vinpearl Cửa Hội Resort & Villas

Đường Bình Minh, phừng Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, Nghệ An

Giá chỉ từ:  1.500.000 VNĐ

Khách sạn Sài Gòn Kim Liên Khách sạn Sài Gòn Kim Liên

Số 25, Đường Quang Trung, Thành Phố Vinh, Nghệ An

Giá chỉ từ:  800.000 VNĐ

Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Khách sạn Mường Thanh Sông Lam

13 Đường Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An

Giá chỉ từ:  0 VNĐ

Khách sạn Mường Thanh Luxury Diễn Lâm Khách sạn Mường Thanh Luxury Diễn Lâm

Xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An

Giá chỉ từ:  1.440.000 VNĐ